Thuyết tiến hóa doanh nghiệp (Evolutionary Theory of the Firm)

Học thuyết tiến hóa doanh nghiệp (Evolutionary Theory of the Firm), khởi đầu từ nghiên cứu của Nelson và Winter (1982), tiếp cận và phân tích doanh nghiệp thông qua khái niệm thông lệ vận hành (organizational routines). Trong bối cảnh các yếu tố khác nhau trong nhận thức về môi trường, và giao tiếp, thu nhận thông tin và tính toán bị giới hạn và đắt đỏ, hợp tác chỉ có thể đạt được trên cơ sở xác định tập hợp các nguyên tắc và luật lệ. Những nguyên tắc và luật lệ này được hiểu và chia sẻ bởi các thành viên của doanh nghiệp tham gia tương tác kinh tế. Học thuyết tiến hoá tập trung đặc biệt vào các khía cạnh của sản xuất, và nhấn mạnh bản chất nhận thức của cấu trúc tổ chức của doanh nghiệp.

Please wait while you are redirected...or Click Here if you do not want to wait.

Theo học thuyết tiến hóa doanh nghiệp của Nelson và Winter (1982), doanh nghiệp được thúc đẩy bởi động cơ lợi nhuận và tham gia vào tìm kiếm cách thức để cải thiện lợi nhuận của mình. Nhưng hành động của doanh nghiệp không không mang dáng vẻ tối đa hoá lợi nhuận đới với các tổ hợp chọn lựa rõ ràng và ngoại sinh nhất định.

Các đặc điểm tổ chức liên quan mật thiết đến chức năng thoả hiệp của thông lệ vận hành. March và Simon (1993) cho rằng, “tổ chức là nơi chuyển đổi xung đột thành hợp tác”. Các thông lệ vận hành cung cấp các thoả hiệp cụ thể về doanh nghiệp. Sẽ có những thông lệ vận hành trong các nhóm, nhưng trong bối cảnh của doanh nghiệp, quan trọng hơn là các nguyên tắc của trò chơi và cách làm thế nào trò chơi này được chơi giữa các nhóm nhỏ khác (các bộ phận hoặc các phòng ban khác) của doanh nghiệp. Những thoả hiệp không chắc chắn dẫn đến những xung đột trong phối hợp và thất bại trong thực hiện.

Để hiểu chi tiết về học thuyết tiến hóa, xin xem thêm các bài dưới đây:

1. Doanh nghiệp và thông lệ vận hành

1.1. Nguồn gốc, định nghĩa và tầm quan trọng của thông lệ vận hành
1.2. Định nghĩa và bản chất doanh nghiệp: tập hợp có tổ chức các thông lệ vận hành
1.3. Hành vi của doanh nghiệp trên cơ sở các thông lệ vận hành

2. Bản chất của thông lệ vận hành

2.1. Lặp lại và bền vững
2.2. Bản chất tập thể của thông lệ vận hành
2.3. Bản chất tự vận hành và tự cập nhật của thông lệ vận hành
2.4. Bản chất quy trình của thông lệ vận hành
2.5. Tính phụ thuộc bối cảnh, gắn kết và đặc tính
2.6. Phụ thuộc lối mòn (path dependence)

3. Thông lệ vận hành trong doanh nghiệp

3.1. Điều phối và kiểm soát
3.2. Thỏa ước đình chiến (truce)
3.3. Tiết kiệm nguồn lực trí tuệ
3.4. Giảm bất ốn
3.5. Sức ỳ, ổn định và hạn chế và trợ giúp
3.6. Sự thúc đẩy – Triggers – Khởi điểm
3.7. Tri thức hiện hữu hóa

Nội dung này đi sâu vào tìm hiểu bản chất và cơ chế của thông lệ vận hành trong doanh nghiệp, một phần quan trọng trong thuyết tiến hóa của doanh nghiệp. Một trong những đặc điểm quan trọng của thuyết tiến hóa doanh nghiệp là nó giải thích cho những hành vi áp dụng của doanh nghiệp thông qua mối qua hệ giữa sự đởi mới và các cơ chế lựa chọn khác nhau. Nó cho thấy rằng các hành vi và thông lệ dựa trên nguyên tắc có thể cung cấp một cơ sở hữu ích cho thuyết tiến hóa của doanh nghiệp mà lien quan đến sự phát triển và thay đổi theo thời gian . Tuy nhiên, thuyết tiến hóa của doanh nghiêp vẫn chỉ còn là một lý thuyết cơ bản giải tích tại sao doanh nghiệp khác biệt và cung cấp phương tiện cho nghiên cứu về động lực của sự phát triển và tiến hóa.

 

Nguồn: Phan Thanh Tú, Vũ Mạnh Chiến, Phạm Văn Kiệm, Lưu Đức Tuyến, Nguyễn Thị Hồng Nga (2018), “Chương 8: Thuyết tiến hóa doanh nghiệp”, trong sách Học Thuyết Doanh Nghiệp, NXB Lao Động – Xã Hội, trang 147-163.