Học thuyết hệ thống (System Theory)

Học thuyết hệ thống (System Theory) khởi đầu từ nghiên cứu hệ thống tổng quát của Bertalarffy (1933) về hệ thống mở và các trạng thái cân bằng động. Sau đó, thuyết dần được chuyên sâu dưới các góc độ sinh học, kỹ thuật, điều khiển học … và dần hoàn thiện phù hợp với các quy luật phát triển của khoa học và xã hội. Thuyết hệ thống hay khoa học hệ thống nghiên cứu liên ngành về hệ thống, mỗi hệ thống được xem là một thực thể bao gồm nhiều thành phần liên quan và phụ thuộc lẫn nhau. Vì vậy, thay đổi của bất cứ thành phần nào của hệ thống đều ảnh hưởng đến các thành phần khác và tác động đến toàn bộ hệ thống. Ngày nay, thuyết hệ thống đã được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động như giáo dục, quản lý doanh nghiệp, ứng dụng kỹ thuật…

Please wait while you are redirected...or Click Here if you do not want to wait.

Theo học thuyết hệ thống, toàn bộ tổ chức là một hệ thống, trong đó các bộ phận có liên quan với nhau, tạo ra các đặc tính nổi và có một số mục đích nhất định. Tập hợp các phần tử này tác động qua lại lẫn nhau, tạo thành một cấu trúc, một chỉnh thể nhất định nhằm thực hiện mục tiêu chung dưới tác động qua lại giữa nội bộ các phần tử và môi trường bên ngoài. Tổ chức bao gồm các thành phần phụ thuộc lẫn nhau (hay chính là các tiểu hệ thống), có khả năng tương tác lẫn nhau để tạo thành một thể thống nhất. Tổ chức có khả năng thay đổi các tiểu hệ thống và quá trình thay đổi này tương đối phức tạp. Một cách đơn giản, tổ chức bao gồm các cá nhân cùng nhau làm việc để đạt được mục tiêu chung của tổ chức; các cá nhân này lại làm việc theo các nhóm, phòng ban khác nhau (tiểu hệ thống) và có quan hệ phụ thuộc lẫn nhau. Đồng thời, tổ chức cũng được xem là một tiểu hệ thống của các tổ chức lớn hơn như ngành công nghiệp, khu kinh tế hay xã hội.

Bài này nghiên cứu thuyết hệ thống, từ đơn giản đến phức tạp, những ràng buộc, các điều kiện và nguyên tắc của thuyết hệ thống (mục đích, biện pháp, công cụ…) ở mọi cấp độ, mọi lĩnh vực nhằm tối ưu hóa hiệu quả ứng dụng trong thực tế. Các bài viết chi tiết được tổ chức như dưới đây:

1. Định nghĩa và bản chất về hệ thống

1.1. Định nghĩa hệ thống
1.2. Môi trường, ranh giới và yếu tố thời gian
1.3. Cấu trúc và độ phức tạp
1.4. Các định nghĩa cơ bản khác

2. Phân loại hệ thống

2.1. Hệ thống lý thuyết, cụ thể và trừu tượng
2.2. Hệ thống đóng và hệ thống mở
2.3. Hệ thống sống và hệ thống không sống
2.4. Hệ thống đơn giản và hệ thống phức tạp
2.5. Các cách phân loại khác

3. Hệ thống và thay đổi

3.1. Điều khiển học và các khái niệm xác định hệ thống quy trình
3.2. Mô hình hệ thống khả thi
3.3. Hệ thống động phi tuyến tính và thuyết hỗn mang (chaos theory)
3.4. Các mạng lưới phức tạp của các tác nhân thích nghi
3.5. Khả năng tự tổ chức của hệ thống phức tạp
3.6. Tư duy hệ thống

 

Kết luận: Thuyết hệ thống là một phần cơ bản và là phương tiện phân tích tổ chức. Lý thuyết hệ thống không bị giới hạn trong vai trò là khung lý thuyết cho các hành động của con người. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng sự xuất hiện của các lý thuyết này cung cấp cho con người một kỷ nguyên mới để phân tích doanh nghiệp trong tổng thể vận hành của ngành, quốc gia, thế giới mà nó tồn tại và phát triển. Mặc dù xuất hiện và được nghiên cứu từ khá sớm, thuyết hệ thống ngày càng thể hiện vai trò và tiếp túc được phát triển khi đặc biệt phù hợp với bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay.

Nguồn: Phan Thanh Tú, Vũ Mạnh Chiến, Phạm Văn Kiệm, Lưu Đức Tuyến, Nguyễn Thị Hồng Nga (2018), “Chương 19: Thuyết hệ thống”, trong sách Học Thuyết Doanh Nghiệp, NXB Lao Động – Xã Hội, trang 460-502.