Xử lý lỗi là tiến trình phát hiện lỗi được tạo khi chạy code của bạn và sau đó thực hiện các hành động thích hợp. Nếu bạn xử lý lỗi không chính xác, thì có thể dẫn tới nhiều kết quả không mong đợi. Trong PHP, việc xử lý một lỗi khá đơn giản.
Sử dụng hàm die() trong PHP
Trong khi lập trình PHP, bạn nên kiểm tra tất cả điều kiện lỗi có thể có trước khi tiếp tục và thực hiện các hành động thích hợp khi cần thiết.
Bạn thử ví dụ sau mà không có file /tmp/test.xt và với file này.
<?php // Phần kiểm tra điều kiện lỗi. if(!file_exists("/tmp/test.txt")) { die("Không tìm thấy file!"); }else { $file = fopen("/tmp/test.txt","r"); print "Mở file thành công"; } // Phần code chính của chương trình. ?>
Theo cách này, bạn có thể viết một code hiệu quả. Sử dụng hàm die(), bạn có thể dừng chương trình bất cứ khi nào nó xảy ra lỗi và hiển thị thông báo thân thiện và ý nghĩa hơn tới người dùng.
Tự định nghĩa hàm để xử lý lỗi trong PHP
Bạn có thể tự viết hàm riêng để xử lý các lỗi phát sinh trong chương trình của mình. PHP cung cấp cho bạn một framework để định nghĩa hàm xử lý lỗi.
Hàm này phải có khả năng để thao thác ít nhất hai tham số (error level và error message), nhưng có thể tới 5 tham số (tùy ý: file, line-number, và error context):
Cú pháp
error_function(error_level,error_message, error_file,error_line,error_context);
Bảng dưới là chi tiết về các tham số trên:
Tham số | Mô tả |
---|---|
error_level | Bắt buộc – Xác định cấp độ lỗi cho lỗi tự định nghĩa (user-defined). Phải là một giá trị số. |
error_message | Bắt buộc – Xác định thông báo lỗi cho lỗi tự định nghĩa. |
error_file | Tùy chọn – Xác định tên file xảy ra lỗi đó. |
error_line | Tùy chọn – Xác định số dòng xảy ra lỗi đó. |
error_context | Tùy chọn – Xác định một mảng chứa mọi biến và giá trị của chúng, sử dụng khi lỗi xảy ra. |
Cấp độ lỗi có thể có trong PHP
Những cấp độ lỗi này là các kiểu lỗi khác nhau. Những giá trị này có thể được sử dụng kết hợp bởi sử dụng toán tử.
Giá trị | Hằng số | Mô tả |
---|---|---|
1 | E_ERROR | Lỗi tại thời điểm chạy nghiêm trọng (Fatal run-time error). Các lỗi nghiêm trọng và việc thực thi script bị dừng lại. |
2 | E_WARNING | Lỗi tại thời điểm chạy nhưng không nghiêm trọng (Non-fatal run-time error). Các lỗi không nghiêm trọng và việc thực thi script không bị dừng lại. |
4 | E_PARSE | Lỗi phân tích cú pháp trong khi biên dịch (Compile-time parse error). Các lỗi về phần tích cú pháp này nên chỉ được tạo bởi trình phân tích cú pháp – parser. |
8 | E_NOTICE | Thông báo trong thời gian chạy (Run-time notice). Script tìm thấy cái gì đó mà có thể là một lỗi, nhưng cũng có thể xảy ra khi đang chạy một script một cách bình thường. |
16 | E_CORE_ERROR | Các lỗi nghiêm trọng xảy ra trong quá trình khởi chạy ban đầu của PHP. |
32 | E_CORE_WARNING | Các lỗi không nghiêm trọng, xảy ra trong quá trình khởi chạy ban đầu của PHP. |
256 | E_USER_ERROR | Lỗi nghiêm trọng do người dùng tạo ra. Nó giống như lỗi E_ERROR được thiết lập bởi lập trình viên bằng cách sử dụng hàm trigger_error() trong PHP. |
512 | E_USER_WARNING | Lỗi không nghiêm trọng do người dùng tạo ra. Nó giống như lỗi E_WARNING được thiết lập bởi lập trình viên nhờ sử dụng hàm trigger_error() trong PHP. |
1024 | E_USER_NOTICE | Thông báo được tạo bởi người dùng. Nó giống như một E_NOTICE được thiết lập bởi lập trình viên với hàm trigger_error() trong PHP. |
2048 | E_STRICT | Thông báo trong khi chạy. Cho phép HPH đề xuất những thay đổi đối với code, nhằm đảm bảo khả năng tương tác và tương thích tốt nhất cho code. |
4096 | E_RECOVERABLE_ERROR | Lỗi nghiêm trọng có thể bắt. Giống một E_ERROR nhưng có thể được bắt bởi trình xử lý lỗi tự định nghĩa (tham khảo set_error_handler()). |
8191 | E_ALL | Tất cả lỗi và cảnh báo, ngoại trừ E_STRICT (E_STRICT sẽ là một phần của E_ALL kể từ phiên bản PHP 6.0). |
Tất cả cấp độ lỗi trên có thể được thiết lập bằng cách sử dụng thư viện hàm có sẵn trong PHP sau, với level có thể là bất kỳ giá trị nào được định nghĩa trong bảng trên.
int error_reporting ( [int $level] )
Dưới đây là cách bạn có thể tạo một hàm xử lý lỗi trong PHP:
<?php function handleError($errno, $errstr,$error_file,$error_line) { echo "<b>Xảy ra lỗi:</b> [$errno] $errstr - $error_file:$error_line"; echo "<br />"; echo "Dừng PHP Script"; die(); } ?>
Khi trình xử lý lỗi đã được định nghĩa, bạn sẽ dùng hàm set_error_handler có sẵn trong PHP để thiết lập nó. Bây giờ kiểm tra lại ví dụ trên bằng việc gọi một hàm mà không tồn tại.
<?php error_reporting( E_ERROR ); function handleError($errno, $errstr,$error_file,$error_line) { echo "<b>Xảy ra lỗi:</b> [$errno] $errstr - $error_file:$error_line"; echo "<br />"; echo "Dừng PHP Script"; die(); } //thiết lập trình xử lý lỗi set_error_handler("handleError"); //code chạy khi lỗi xảy ra (trigger error) myFunction(); ?>
Xử lý ngoại lệ (Exception Handling) trong PHP
PHP 5 có một mô hình ngoại lệ (Exception Model) tương tự như trong các ngôn ngữ lập trình khác. Các ngoại lệ rất quan trọng và cung cấp khả năng kiểm soát quá trình xử lý lỗi tốt hơn
Dưới đây giải thích một số từ khóa liên quan tới exception trong PHP:
- Try (thử): Một hàm sử dụng một exception phải nằm trong khối try. Nếu exception không kích hoạt, code sẽ tiếp tục như bình thường. Tuy nhiên, nếu exception kích hoạt, một exception được “throw”.
- Throw (ném): Đây là cách bạn kích hoạt một exception. Mỗi “throw” phải có ít nhất một “catch”.
- Catch (bắt): Mỗi khối “catch” thu nhận một exception và tạo một đối tượng chứa thông tin exception đó.
Khi một exception được “throw”, code theo sau lệnh đó sẽ không được thực thi, và PHP sẽ cố gắng tìm kiếm khối catch so khớp đầu tiên. Nếu một exception không được “catch”, một Fatal Error (lỗi nghiêm trọng) trong PHP sẽ được thông báo với phần mở đầu là “Uncaught Exception…”
- Một exception có thể được “throw”, và “catch” bên trong PHP. Code có thể được bao quanh trong một khối try.
- Mỗi khối try phải có ít nhất một khối catch tương ứng. Nhiều khối catch có thể được sử dụng để bắt các lớp exception khác nhau.
- Các exception có thể được “throw” (hoặc “re-throw” – ném lại) bên trong một khối catch.
Ví dụ
Dưới đây là một đoạn code, bạn sao chép và dán code này vào trong một file và kiểm tra kết quả:
<?php try { $error = 'Luôn quăng ra lỗi này'; throw new Exception($error); // Phần code theo sau một ngoại lệ sẽ không được thực thi. echo 'Phần code không bao giờ được thực thi'; }catch (Exception $e) { echo 'Bắt một exception: ', $e->getMessage(), "\n"; } // Tiếp tục thực thi echo 'Xin chào!'; ?>
Trong ví dụ trên, hàm $e->getMessage được sử dụng để lấy thông báo lỗi. Dưới đây là một số hàm có thể được sử dụng từ lớp Exception trong PHP.
- getMessage() − thông báo của exception
- getCode() − code của exception
- getFile() − tên source file
- getLine() − source line
- getTrace() − n mảng của backtrace()
- getTraceAsString() − chuỗi được định dạng của trace
Tạo Custom Exception Handler trong PHP
Bạn có thể tự định nghĩa Exception Handler cho mình. Hãy sử dụng các hàm sau để thiết lập một hàm xử lý ngoại lệ tự định nghĩa.
string set_exception_handler ( callback $exception_handler )
Ở đây, exception_handler là tên hàm được gọi khi một ngoại lệ không được catch (uncaught exception) xuất hiện. Hàm này phải được định nghĩa trước khi gọi hàm set_exception_handler().
Ví dụ
<?php function exception_handler($exception) { echo "Exception không catch được: " , $exception->getMessage(), "\n"; } set_exception_handler('exception_handler'); throw new Exception('Xuất hiện Exception không catch được'); echo "Phần code không được thực thi\n"; ?>
20 Th3 2021
20 Th3 2021
3 Th12 2019
20 Th3 2021
20 Th3 2021
19 Th3 2021