Phát hiện này mở ra rất nhiều hy vọng cho các nhà khoa học về một hành tinh có thể nuôi dưỡng sự sống.
Kỳ tích tương tự có thể xuất hiện trên sao Hỏa
Mở ra chân trời mới
Vi khuẩn có thể tồn tại trên sao Hỏa: Đó là kết luận của các nhà khoa học sau khi phát hiện sự sống nguyên thủy có thể tồn tại trong nước muối trên bề mặt Hành tinh Đỏ.
Cụ thể, tập thể các nhà nghiên cứu đến từ Phòng thí nghiệm Động cơ phản lực của NASA (bang California), Viện Khoa học Vũ trụ (bang Colorado) và Đại học bang Mississippi (bang Kansas) đã thực hiện thí nghiệm cho hai loài vi khuẩn chịu mặn trên Trái Đất sống trong môi trường tự tạo giống sao Hỏa.
Hai loài vi khuẩn chịu mặn đó là Halomonas và Marinococcus, được lấy từ Hồ nước nóng ở bang Washington và từ vùng đồng bằng muối lớn của bang Oklahoma.
Để tạo môi trường giống sao Hỏa, bước đầu các nhà khoa học tạo dung dịch chứa muối và magiê sunfat (MgSO4), rồi cho 2 loài vi khuẩn chịu mặn vào. Sau đó tiến hành làm khô dung dịch bằng cách đặt bình chứa vào một thùng chân không có hóa chất hấp thụ nước.
Hình ảnh vi khuẩn chịu mặn Halomonas. Credit: iStockphoto
Sau một ngày, các muối trong môi trường nuôi cấy vi khuẩn khô đã hấp thụ đủ nước từ độ ẩm trong bình để tạo ra chất lỏng bão hòa, các nhà nghiên cứu nhận thấy đó là lúc một số tế bào vi khuẩn đã hồi sinh.
Mặc dù một số vi khuẩn đã chết trong quá trình sấy khô và làm ướt lại nhưng có đến 50% vi khuẩn sống sót kỳ diệu trong môi trường khắc nghiệt tương tự sao Hỏa.
Phát hiện này có ý nghĩa to lớn, cung cấp thêm thêm tiềm năng tìm kiếm và nuôi dưỡng sự sống trên hành tinh hàng xóm của chúng ta.
“Chúng là minh chứng đầu tiên về vi khuẩn có thể sống sót và phát triển sau khi được sấy khô và làm ướt lại bằng độ ẩm.” – Nhà sinh vật học Mark Schneegurt thuộc Đại học bang Mississippi cho biết.
Một quá trình tương tự có thể diễn ra hàng ngày trên bề mặt sao Hỏa, dù với điều kiện sao Hỏa khô cằn rõ ràng nhưng vào ban đêm, độ ẩm trên sao Hỏa lên tới 80%, thậm chí là 100% trước khi giảm mạnh vào ban ngày.
Giáo sư Mark Schneegurt cho biết: “Khả năng cao là đôi khi muối có thể hút đủ nước để tạo thành nước muối, từ đó hỗ trợ sự phát triển của vi sinh vật. Phát hiện này cung cấp cơ hội cho các nhà thiên văn học tìm kiếm sự sống ở các thế giới băng giá, khô hạn khác.”
Bên cạnh ý nghĩa đối với khả năng tìm thấy sự sống trên sao Hỏa, nghiên cứu cho thấy tiềm năng lớn hơn trong việc làm ô nhiễm Hành tinh Đỏ và các thế giới băng giá khác với các quần thể vi khuẩn sống sót được vận chuyển từ Trái Đất đến các nơi này.
Những phát hiện đầy đủ của nghiên cứu đã được trình bày tại cuộc họp thường niên của Hiệp hội Vi sinh học Mỹ, được tổ chức tại San Francisco, California từ ngày 20-24/6/2019.
Những “bằng chứng sống” trên sao Hỏa
Sự sống ngoài hành tinh đang rất gần con người?
Việc tìm kiếm sự sống trên các hành tinh khác đã làm “say đắm” nhân loại trong nhiều thập kỷ. Riêng trên sao Hỏa, người hàng xóm của Trái Đất trong Hệ Mặt Trời, giới khoa học nhận định: Nếu có sự sống trên Hành tinh Đỏ, hành tinh này sẽ là “miền đất hứa hẹn” cho con người trong tương lai.
Dưới đây là những dấu hiệu hứa hẹn nhất về sự tồn tại sự sống trên Hành tinh Đỏ mà khoa học tìm thấy được:
Nước
Khi tìm kiếm sự sống trên sao Hỏa, các chuyên gia đồng ý rằng nước là chìa khóa cho sự sống, dù hành tinh này vốn toàn đá và có thể nước bị “khóa” trong các tảng băng cực.
Credit: NASA/JPL-Caltech
Năm 2000, các nhà khoa học lần đầu tiên phát hiện bằng chứng cho sự tồn tại của nước trên sao Hỏa. Công cụ của NASA đã tìm thấy những dòng cát chảy trên sao Hỏa gọi là “reccuring slope lineae” (RSL). Phát hiện này đưa đến cuộc tranh luận rằng, RSL được hình thành từ dòng nước hay không.
Thiên thạch
Trái Đất đã bị 34 thiên thạch từ sao Hỏa tấn công, ba trong số đó được cho là có khả năng mang theo bằng chứng về “kiếp trước” trên hành tinh, Space.com viết.
Năm 1996, các chuyên gia đã tìm thấy một thiên thạch ở Nam Cực được gọi là ALH 84001 có chứa các thành phần giống như vi khuẩn hóa thạch.
Tuy nhiên, vào năm 2012, các chuyên gia đã kết luận rằng vật liệu hữu cơ này đã được hình thành do hoạt động của núi lửa mà không có sự tham gia của sự sống.
Dấu hiệu của sự sống
Những cận cảnh đầu tiên của Hành tinh Đỏ được thực hiện bởi tàu vũ trụ Mariner 4 năm 1964. Những hình ảnh ban đầu này cho thấy sao Hỏa có những địa hình có thể được hình thành khi khí hậu ẩm ướt hơn, bổ sung cho hy vọng nơi đây có thể nuôi dưỡng sự sống.
Năm 1975, Chương trình Viking thám hiểm sao Hỏa của NASA phóng tàu không người lái Viking thăm dò Hành tinh Đỏ, mở đường cho những sứ mệnh khác trong tương lai.
Đầu năm 2018, robot tự hành Curiosity của NASA đã tìm thấy dấu hiệu sự sống trong một hồ nước sao Hỏa cổ đại.
26 Th6 2020
29 Th11 2019
17 Th6 2020
30 Th11 2019
22 Th6 2020
26 Th11 2019