Hãy quên đi việc lắp đặt những camera giám sát kín đáo, các nhà nghiên cứu Anh đã tìm ra một giải pháp đơn giản và rẻ tiền hơn nhiều để đối phó với nạn ăn cắp vặt – đó là một bức ảnh đôi mắt.
Nhóm nghiên cứu hành vi tại Đại học Newcastle ở Anh đã thực hiện một thí nghiệm kín đáo trên các đồng nghiệp và phát hiện thấy người ta sẽ trung thực hơn khi bị “theo dõi” bởi một cặp mắt trên một tấm poster (áp phích).
Cảm giác bị theo dõi khiến chúng ta cố gắng làm điều đúng, các nhà nghiên cứu phát hiện thấy
Trong thí nghiệm, tiến sĩ Melissa Bateson và cộng sự đã sử dụng một cái hộp có tên “hộp trung thực”, được đặt từ lâu trong một căn phòng công cộng dành cho 48 giáo viên của khoa tâm lý học của trường.
Các giảng viên phải bỏ tiền vào chiếc hộp này cho món trà, cà phê và sữa mà họ sử dụng mà không bị ai giám sát xem họ có thực sự trả tiền hay không. Chiếc hộp trung thực được đặt ở đó từ nhiều năm qua, vì thế các giáo viên không hề nghi ngờ có thí nghiệm nào đang diễn ra.
Trong vòng 10 tuần, nhóm nghiên cứu đặt một poster phía trên chiếc hộp, liệt kê giá của chè, cà phê và sữa. Tấm poster cũng có một bức ảnh đặt ngang phía trên cùng, được thay đổi hàng tuần giữa các hình hoa và cặp mắt.
Con mắt trong ảnh thay đổi theo giới tính và hướng nhìn, nhưng tất cả đều được chọn sao cho chúng nhìn thẳng vào người quan sát.
Mỗi tuần nhóm nghiên cứu lại ghi lại tổng số tiền thu được và lượng sữa tiêu thụ vì đồ uống này được xem là chỉ số tốt nhất phản ánh lượng tiêu thụ đồ uống nói chung. Sau đó, họ tính toán tỷ lệ tiền thu được với lượng sữa tiêu thụ trong mỗi tuần.
Kết quả là, trong những tuần mà “cặp mắt” nhòm xuống, số tiền thu được cao hơn 276% so với những tuần treo ảnh hoa.
“Tôi thực sự kinh ngạc vì ảnh hưởng này, nó cho thấy cặp mắt có tác dụng rất mạnh lên những người uống chè và cà phê”, Bateson nói.
Các nhà nghiên cứu cho biết thí nghiệm đã cho thấy con người bị ấn tượng mạnh trước những ám hiệu tiềm thức về hành vi có thể phá hoại danh tiếng của họ.
“Não của chúng ta được lập trình để phản ứng với những đôi mắt và khuôn mặt dù chúng ta có chủ ý để ý đến nó hay không”, Bateson nhận định.
“Phát hiện của chúng tôi chỉ ra rằng người ta sẽ ít thể hiện sự ích kỷ hơn nếu cảm thấy đang bị theo dõi – điều có thể có ý nghĩa lớn trong đời sống thực tế”.
“Chẳng hạn, phương pháp này có thể được áp dụng để cảnh báo về các camera tốc độ. Một biển hiệu vẽ hình ảnh camera sẽ được não xử lý tích cực như thể đó là một kích thích nhân tạo. Trong khi đó, các lái xe sẽ phản ứng mau lẹ hơn và tích cực hơn với các kích thích tự nhiên kiểu như con mắt hay khuôn mặt”.
20 Th10 2020
19 Th10 2020
20 Th10 2020
19 Th10 2020
19 Th10 2020
20 Th10 2020