Mỗi ngày chúng ta nói dối… 20 lần

Chúng ta nói dối ngày càng nhiều. Một nghiên cứu mới đây của ĐH Vienna (Áo) kết luận: “Nói dối là phần chủ yếu để sinh tồn trong cuộc sống hàng ngày”, và chúng ta bỏ ra rất nhiều thời gian để nói dối.

Nghiên cứu cho thấy có 50% đàn ông nói rằng vợ mình hấp dẫn, nhưng thật ra họ không nghĩ thế. Ở văn phòng, một số nhân viên còn nói dối là người thân chết để nghỉ việc. Các đôi uyên ương cũng vẫn thường nói dối nhau, ngay cả chuyện ái ân vẫn có thể giả tạo để người kia tưởng lầm.

Đôi khi người ta còn khoác lác để nhận được lời khen hoặc sự ưu tiên nào đó. Giáo sư Peter Stiegnitz – ĐH Vienna nói: “Nói dối quan trọng trong đời sống con người như cơm ăn, nước uống vậy. Ai cũng nói dối, kể cả những người nói rằng họ không bao giờ nói dối”.

Nghiên cứu của ông cho thấy: 41% lời nói dối là để che giấu cách xử sự sai trái, 14% lời nói dối là để tỏ ra tế nhị, 45% là những nguyên nhân khác.

Vì sao người ta hay nói dối?

Ai là chúa nói dối?

Nghiên cứu cho thấy nam giới nói dối hơn 20% so với nữ giới, còn nữ giới có khuynh hướng nói dối vì các lý do tế nhị hơn. Nam giới thường nói dối về sự thành đạt và khả năng của mình, còn phụ nữ sẵn sàng nói dối về tình trạng xã hội.

73% nam giới chấp nhận nói dối về lý lịch của mình. 80% phụ nữ cho số điện thoại và tên giả.

Phụ nữ nói dối khéo hơn nam giới. Họ nói dối như thật, không ngập ngừng.

Nghiên cứu cho rằng người ta nói dối nhiều vì xã hội không còn được tạo nên bởi những cộng đồng nhỏ gồm những người biết rõ nhau. Người ta có thể bóp méo sự thật hoặc thêu dệt vấn đề. Không ai biết rõ bạn nên họ sẽ tin lời bạn, vì thế mà bạn theo đà trở thành… quen nói dối.

Nói dối để vươn lên

Một nghiên cứu trước đây đã cho rằng những người khéo nói dối thì dễ thành công. Tại Mỹ, một nghiên cứu khác cho thấy những người càng có học thì càng lừa đảo tinh vi và xảo quyệt hơn. Ngay cả những người trí thức và nổi tiếng vẫn nói dối để tôn lên uy tín của mình. Sự nhẹ dạ cả tin hoặc không đủ trình độ xét đoán của người dân thường vô tình đã làm cầu nối cho người khác nói dối.

Nhân danh tình yêu?

Còn tình dục thì sao? Phụ nữ ngày nay không phải là người duy nhất nói dối trong phòng ngủ. Khoảng 34 – 40% phụ nữ thường xuyên giả bộ ân ái nồng nàn với chồng. Thậm chí họ còn “tơ tưởng” đến “ông láng giềng” khi đang trong cuộc “mây mưa”.

Nói dối có hại cho sức khỏe?

Chúng ta có những “ngưỡng” để nói dối khác nhau, và bạn nên xác định rõ ngưỡng này cho mình.

Nếu nói sai sự thật, bạn phải chịu trách nhiệm và luôn bị ám ảnh bởi lo sợ sẽ có ngày bị lật tẩy. Một sự bất tín, vạn sự không tin. Đó là một hệ lụy tất yếu. Sự thật có thể phũ phàng, nhưng đôi khi bạn vẫn cần phải đối diện, phải chấp nhận hoặc phải nói ra.