I. Khái niệm ngũ hành tương sinh tương khắc
Học thuyết Ngũ hành là một học thuyết về mối quan hệ giữa các sự vật hiện tượng. Đó là một mối quan hệ “động” (vì vậy mà gọi là Hành). Có hai kiểu quan hệ: đó là Tương sinh và Tương khắc. Do đó mà có 5 vị trí (vì vậy mà gọi là Ngũ).
Người xưa cho rằng mọi vật trong vũ trụ đều chỉ do 5 chất phối hợp nhau mà tạo nên. Theo tính chất thì :
Thuỷ là lỏng, là nước thì đi xuống, thấm xuống.
Hoả là lửa thì bùng cháy, bốc lên.
Mộc là gỗ, là cây thì mọc lên cong hay thẳng.
Kim là kim loại, thuận chiều hay đổi thay.
Thổ là đất thì để trồng trọt, gây giống được.
Sơ đồ 1: Mối quan hệ giữa các sự vật hiện tượng – 5 vị trí và 2 mối quan hệ Sinh (->) và Khắc (–>)
Người xưa mượn tên và hình ảnh của 5 loại vật chất để đặt tên cho 5 vị trí đó là Mộc – Hỏa – Thổ – Kim – Thủy, và gán cho chúng tính chất riêng:
- Mộc: có tính chất động, khởi đầu (Sinh).
- Hỏa: có tính chất nhiệt, phát triển (Trưởng).
- Thổ: có tính chất nuôi dưỡng, sinh sản (Hóa).
- Kim: có tính chất thu lại (Thu).
- Thủy: có tính chất tàng chứa (Tàng).
Sau đó qui nạp mọi sự vật hiện tượng ngoài thiên nhiên lẫn trong cơ thể con người vào Ngũ hành để xét mối quan hệ Sinh – Khắc giữa các sự vật hiện tượng đó.
Như vậy, học thuyết Ngũ hành chính là sự cụ thể hóa qui luật vận động chuyển hóa của mọi sự vật hiện tượng. Học thuyết Ngũ hành được ứng dụng trong rất nhiều kĩnh vực Y học lẫn đời sống.
II. Qui luật Ngũ hành
Có thể tóm tắt việc qui loại các sự vật hiện tượng trong tự nhiên lẫn trong cơ thể con người vào bảng sau:
Hiện tượng |
Ngũ hành |
||||
Mộc |
Hoả |
Thổ |
Kim |
Thuỷ |
|
Vật chất |
Gỗ, cây |
Lửa |
Đất |
Kim loại |
Nước |
Màu sắc |
Xanh |
Đỏ |
Vàng |
Trắng |
Đen |
Vị |
Chua |
Đắng |
Ngọt |
Cay |
Mặn |
Mùa |
Xuân |
Hạ |
Cuối hạ |
Thu |
Đông |
Phương |
Đông |
Nam |
Trung ương |
Tây |
Bắc |
Tạng |
Can |
Tâm |
Tỳ |
Phế |
Thận |
Phủ |
Đởm |
Tiểu trưởng |
Vị |
Đại trường |
Bàng quang |
Ngũ thể |
Cân |
Mạch |
Thịt |
Da lông |
Xương, tuỷ |
Ngũ quán |
Mắt |
Lưỡi |
Miệng |
Mũi |
Tai |
Tình chí |
Giận |
Mừng |
Lo |
Buồn |
Sợ |
III. Các qui luật của Ngũ hành
Có 4 qui luật hoạt động của Ngũ hành (nói cách khác, có 4 kiểu quan hệ giữa các sự vật hiện tượng), gồm có:
A. Trong điều kiện bình thường:
Có 2 qui luật:
- Tương sinh (Sinh: hàm ý nuôi dưỡng, giúp đỡ):
Tương sinh có nghĩa là giúp đỡ nhau để sinh trưởng. Ðem ngũ hành liên hệ với nhau thì thấy 5 hành có quan hệ xúc tiến lẫn nhau, nương tựa lẫn nhau.
Theo luật tương sinh thì thuỷ sinh mộc, mộc sinh hoả, hoả sinh thổ, thổ sinh kim, kim sinh thuỷ, thuỷ lại sinh mộc và cứ như vậy tiếp diễn mãi. Thúc đẩy sự phát triển không bao giờ ngừng. Trong luật tương sinh của ngũ hành còn bao hàm ý nữa là hành nào cũng có quan hệ về hai phương diện: Cái sinh ra nó và cái nó sinh ra, tức là quan hệ mẫu tử. Ví dụ kim sinh thuỷ thì kim là mẹ của thuỷ, thuỷ lại sinh ra mộc vậy mộc là con của Thuỷ.
Trong quan hệ Tương sinh, mỗi Hành đều có mối quan hệ với hai Hành khác (hai vị trí khác: Cái-Sinh-Nó và Cái-Nó-Sinh). Người hình tượng hóa quan hệ tương sinh cho dễ hiểu bằng hình ảnh quan hệ Mẫu – Tử: chẳng hạn Mộc (Mẹ) sinh Hỏa (Con)… Thí dụ: vận động chân tay (Mộc) làm cho người nóng lên (sinh Hỏa)…
Trong quan hệ tương sinh lại có quan hệ tương khắc để biểu hiện cái ý thăng bằng, giữ gìn lẫn nhau.
- Tương khắc (Khắc hàm ý ức chế, ngăn trở):
Tương khắc có nghĩa là ức chế và thắng nhau. Trong qui luật tương khắc thì mộc khắc thổ, thổ lại khắc thuỷ, thuỷ lại khắc hoả, hoả lại khắc kim, kim khắc mộc, và mộc khắc thổ và cứ như vậy lại tiếp diễn mãi.
Trong quan hệ tương khắc, mỗi Hành cũng có quan hệ với hai Hành khác (hjai vị trí khác: Cái-Khắc-Nó và Cái-Nó-Khắc). Người xưa hình tượng hóa quan hệ tương khắc thành quan hệ Thắng – Thua: chẳng hạn Mộc (kẻ thắng) khắc Khổ (kẻ thua). Thí dụ: khi vận động chân tay (Mộc) thì hoạt động của tiêu hóa sẽ giảm đi (khắc Thổ)…
Sơ đồ sau đây do người đời sau trình bày để dễ học hỏi (không hoàn toàn chính xác với ý nghĩa của Ngũ hành).
Trong tình trạng bình thường, sự tương khắc có tác dụng duy trì sự thăng bằng, nhưng nếu tương khắc thái quá thì làm cho sự biến hoá trở lại khác thường.
Trong tương khắc, mỗi hành cũng lại có hai quan hệ:Giữa cái thắng nó và cái nó thắng. Ví dụ mộc thì nó khắc thổ, nhưng lại bị kim khắc nó.
Hiện tượng tương khắc không tồn tại đơn độc; trong tương khắc đã có ngụ ý tương sinh, do đó vạn vật tồn tại và phát triển.
Sơ đồ 2: Quan hệ Tương sinh Tương khắc của Ngũ hành (Tương sinh ->; Tương khắc –>)
Tương tự như mối quan hệ giữa Âm và Dương, Tương sinh và Tương khắc không tách rời nhau, nhờ đó vạn vật mới giữ được thăng bằng trong mối quan hệ với nhau. Thí dụ: Mộc khắc Thổ, nhưng Thổ lại sinh Kim khắc Mộc nhờ đó Mộc và Thổ giữ được thế quan bình, Thổ không bị suy. Có tương sinh mà không tương khắc thì không thăng bằng, không phát triển bình thường được. Có tương khắc mà không tương sinh thì không thể có sự sinh trưởng biến hóa. Như vậy, qui luật tương sinh tương khắc của Ngũ hành, về bản chất, chính là sự cụ thể hóa Học thuyết Âm Dương.
Ngũ hành sinh: thuộc lẽ thiên nhiên.
Nhờ nước cây xanh mọc lớn lên (thuỷ sinh mộc)
Cây cỏ làm mồi nhen lửa đỏ (mốc sinh hoả)
Tro tàn tích lại đất vàng thêm (hoả sinh thổ)
Lòng đất tạo nên kim loại trắng (thổ sinh kim)
Kim loại vào lò chảy nước đen (kim sinh thuỷ)
Ngũ hành tương khắc: lẽ xưa nay
Rễ cỏ đâm xuyên lớp đất dày (mộc khắc thổ)
Ðất đắp đê cao ngăn nước lũ (thổ khắc thuỷ)
Nước dội nhiều nhanh dập lửa ngay (thuỷ khắc hoả)
Lửa lò nung chảy đồng sắt thép (hoả khắc kim)
Thép cứng rèn dao chặt cỏ cây (kim khắc mộc)
- Luật chế hóa
Chế hoá là chế ức và sinh hoá phối hợp với nhau. Trong chế hoá bao gồm cả hiện tượng tương sinh và tương khắc. Hai hiện tượng này gắn liền với nhau.
Lẽ tạo hoá không thể không có sinh mà cũng không thể không có khắc. Không có sinh thì không có đâu mà nảy nở không có khắc thì phát triển quá độ sẽ có hại. Cần phải có sinh trong khắc, có khắc trong sinh mới vận hành liên tục, tương phản, tương thành với nhau.
Quy luật chế hoá ngũ hành là:
Mộc khắc thổ, thổ sinh kim, kim khắc mộc.
Hoả khắc kim, kim sinh thuỷ, thuỷ khắc hoả.
Thổ khắc thuỷ, thuỷ sinh mộc, mộc khắc thổ.
Mim khắc mộc, mộc sinh hoả, hoả khắc kim.
Thuỷ khắc hoả, hoả sinh thổ, thổ khắc thuỷ.
Luật chế hoá là một khâu trọng yếu trong thuyết ngũ hành. Nó biểu thị sự cân bằng tất nhiên phải thấy trong vạn vật. Nếu có hiện tượng sinh khắc thái quá hoặc không đủ thì sẽ xảy ra sự biến hoá khác thường. Coi bảng dưới đây chúng ta thấy mỗi hành đều có mối liên hệ bốn mặt. Cái sinh ra nó, cái nó sinh ra, cái khắc nó và cái bị nó khắc.
Ví dụ: Mộc khắc thổ nhưng thổ sinh kim, kim lại khắc mộc. Vậy như nếu mộc khắc thổ một cách quá đáng, thì con của thổ là kim tất nhiên nổi dậy khắc mộc kiểu như con báo thù cho mẹ. Nghĩa là bản thân cái bị có đầy đủ nhân tố chống lại cái khắc nó.Cho nên, mộc khắc thổ là để tạo nên tác dụng chế ức, mà duy trì sự cân bằng. Khắc và sinh đều cần thiết cho sự giữ gìn thế cân bằng trong thiên nhiên.
Cũng trong bảng quan hệ chế hoá, chúng ta thấy mộc sinh hoả nếu chỉ nhìn nhành mộc không thôi, thì như mộc gánh trọng trách gây dựng cho con là hoả, nhưng nhờ có hoả mạnh, hạn chế bớt được sức của kim là một hành khắc mộc. Như vậy mộc sinh con là hoả, nhưng nhờ có con là hoả mạnh mà hạn chế bớt kim làm hại mộc do đó mộc giữ vững cương vị.
B. Trong điều kiện bất thường
Có hai qui luật: Nếu một lý do nào đó phá vỡ sự thăng bằng giữa Ngũ hành với nhau, Ngũ hành sẽ chuyển sang trạng thái bất thường, không còn thăng bằng và hoạt động theo hai qui luật:
- Tương thừa (Thừa: thừa thế lấn áp):
Trong điều kiện bất thường, Hành này khắc Hành kia quá mạnh, khi đó mối quan hệ Tương khắc biến thành quan hệ Tương thừa. Chẳng hạn: bình thường Mộc khắc Thổ, nếu có một lý do nào đó làm Mộc tăng khắc Thổ, lúc đó gọi là Mộc thừa Thổ. Thí dụ: giận dữ quá độ (Can Mộc thái quá) gây loét dạ dày (Vị Thổ bị tổn hại).
- Tương vũ (Vũ: hàm ý khinh hờn):
Nếu Hành này không khắc được Hành kia thì quan hệ Tương khắc trở thành quan hệ Tương vũ. Chẳng hạn: bình thường Thủy khắc Hỏa, nếu vì một lý do nào đó làm Thủy giảm khắc Hỏa (nói cách khác: Hỏa “khinh lờn” Thủy) thì lúc đó gọi là Hỏa vũ Thủy. Thí dụ: Thận (thuộc Thủy) bình thường khắc Tâm (thuộc Hỏa), nếu Thận Thủy suy yếu quá không khắc nổi Tâm Hỏa sẽ sinh chứng nóng nhiệt, khó ngủ…
Như vậy, quan hệ bất thường chủ yếu thuộc quan hệ Tương khắc. Có hai lý do khiến mối quan hệ Tương khắc bình thường trở thành quan hệ Tương thừa, Tương vũ bất thường.
(1) Một hành nào đó trở nên thái quá. Thí dụ: Thủy khí thái quá làm tăng khắc Hỏa; đồng thời cũng có thể khinh lờn Thổ.
(2) Một Hành nào đó trở nên bất cập. Thí dụ: Thủy khí bất túc làm Thổ tăng khắc Thủy; đồng thời Thủy cũng bị Hỏa khinh lờn.
Tuy vậy, quan hệ Tương sinh cũng có bất thường, đó là trường hợp Mẫu bệnh cập tử, Tử bệnh phạm mẫu.
20 Th10 2020
26 Th11 2019
16 Th7 2020
26 Th11 2019
16 Th7 2020
16 Th7 2020