1. Lợi ích của việc tạo mục lục trong wordoress
Mục lục trong bài viết sẽ giúp người đọc dễ dàng di chuyển đến phần họ muốn mà không cần phải kéo chuột quá lâu. Đồng thời, nó như một bảng sắp xếp nội dung của bạn được ngăn nắp và dễ hiểu hơn.
Chẳng hạn, với một bài viết có nội dung khá dài như thế này nếu không có mục lục rất khó để giữ chân khách hàng lâu hơn. Vì nó được phân chia thành khá nhiều mục nên khi đọc đến một số mục con khách hàng sẽ không nắm được nó thuộc phần nào. Để biết được bắt buộc họ phải kéo ngược lên trên xác định. Tuy nhiên, khi có mục lục sẽ khác, người đọc sẽ có được một cái nhìn tổng quan về nội dung bài viết trước khi tìm hiểu về nó. Vì vậy, việc xác định được nội dung bài viết sẽ dễ dàng hơn nhiểu.
Ngoài việc giúp cho người đọc dễ dàng tóm tắt được nội dung bài viết, tạo mục lục còn hỗ trợ rất tốt cho việc SEO website. Cụ thể:
Trong một bài viết sẽ có nhiều chủ đề phụ để bổ sung cho chủ đề chính của bài viết. Vì vậy, khi bạn tìm kiếm trên Google nó sẽ hiển thị thêm các liên kết dẫn đến chủ đề phụ đó, giúp cho người đọc dễ tìm thấy được nội dung mình mong muốn và truy cập vào website của bạn.
Ngoài ra, khi thực hiện SEO offpage bằng việc chia sẻ link trên diễn đàn khi có người thắc mắc về bất kỳ điều gì trong bài viết bạn có bạn có thể lấy link của mục lục để dẫn đến đúng vị trí có nội dung đó.
Ví dụ, trên một diễn đàn có người thắc mắc về Microsite là gì? Bạn sẽ đưa link https://seovietnam.net.vn/microsite-la-gi-ung-dung-microsite-trong-marketing-online/#microsite-la-gi thay vì đưa nguyên bài viết https://seovietnam.net.vn/microsite-la-gi-ung-dung-microsite-trong-marketing-online/ cho họ.
Điều này vừa đáp ứng đúng được nhu cầu của người dùng vừa giúp Google dễ hiểu và nhận ra website bạn hơn. Giúp tăng độ tin cậy cho website của mình.
2. Cách tạo mục lục trong wordpress
Để tạo mục lục cho bài viết trong wordpress bạn có thể thực hiện bằng nhiều cách như tự viết mã HTML hoặc tải file .zip về máy sau đó tải lên hosting. Tuy nhiên, hai cách này sẽ hơi khó thực hiện đối với những người không biết nhiều về code. Vì vậy, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách đơn giản và dễ thực hiện hơn chính là thêm mục lục trực tiếp từ bảng quản trị website của wordpress.
- Truy cập vào phần quản trị website của bạn.
- Vào mục Plugins => chọn Add New.
- Tìm Plugin “Table of Contents Plus”.
- Nhấn “Install Now” để kích hoạt pluggin này.
Sau khi cài đặt Plugin xong, nó sẽ hiển thị những thiết lập mặc định trên website. Lúc này, bạn cần điều chỉnh lại sao cho phù hợp hơn với website của mình.
3. Tùy chỉnh cài đặt cho mục lục
Để thực hiện những tùy chỉnh cho mục lục bạn vào mục Settings => TOC+ => Main Options.
3.1 Position – Vị trí hiển thị
Vị trí hiển thị ở đây chính là vị trí mà mục lục của bạn sẽ nằm trên bài viết. Như mặc định, plugins này sẽ đặt mục lục của bạn trước thẻ heading đầu tiên. Tuy nhiên, bạn có thể thiết lập lại bằng cách vào “Position” vào chọn các lựa chọn như:
- Before first heading: trước thẻ heading đầu tiên.
- After first heading: sau thẻ heading đầu tiên.
- Top: nằm ở vị trí đầu tiên của bài viết.
- Bottom: nằm ở vị trí dưới cùng của bài viết.
Ngoài ra, bạn có thể đặt mục lục ở bất kỳ vị trí nào trong bài viết bằng cách thêm vào ngay vị trí cần đặt mục lục.
Ví dụ:
Bài viết “Microsite là gì? Ứng dụng microsite trong marketing online” có mục lục nằm ở vị trí trước thẻ heading đầu tiên.
Nếu bạn muốn đưa mục lục lên vị trí đầu tiên của bài viết bạn chọn “Top” hoặc đặt ngay phần đầu tiên ở mục chỉnh sửa bài viết và lưu lại thay đổi.
Bạn sẽ nhận được kết quả là mục lục đã được di chuyển sang vị trí mới.
3.2 Show when – Hiển thị khi
Lựa chọn này cho phép bạn thiết lập mục lục hiển thị khi có tối thiểu bao nhiêu thẻ Heading. Số lượng bạn có thể chọn dao động từ 2 – 10 thẻ, nếu bạn không thiết lập sẽ mặc định là 4 thẻ.
Khi thiết lập tùy chọn này, một số bài viết trên website bạn nếu không đủ số lượng thẻ heading sẽ không không được hiển thị mục lục.
Như website seovietnam.net.vn lựa chọn Show when là 3, vì vậy với bài viết “2 tiêu chí đánh giá website của Google cực quan trọng” sẽ không được hiển thị mục lục bởi nó chỉ có 2 thẻ heading.
3.3 Auto insert for the following content types – Tựu động chèn vào các kiểu nội dung sau
Mục này sẽ giúp tự động tạo ra mục lục cho tất cả bài viết của bạn. Bạn muốn chọn loại nội dung nào được hiển thị mục lục thì tick vào loại nội dung đó.
Như chúng ta sẽ chọn loại nội dung cần thêm mục lục là post và page. Cho nên, tất cả các bài post và bài page đều có mục lục.
Tuy nhiên, sẽ có một số bài viết bạn không muốn bỏ mục lục. Lúc này hãy thêm “” vào bất kỳ vị trí nào trong bài viết đó. Ngược lại, nếu bạn muốn chèn thủ công hãy bỏ chọn tất cả các mục trên và thêm “” và vị trí trong bài viết bạn muốn hiển thị mục lục.
3.4 Heading Text – Tiêu đề mục lục
Ở phần này, tôi sẽ hướng dẫn bạn cách đặt một tiêu đề cho mục lục của mình.
- Nếu muốn đặt tiêu để cho mục lục bạn tick vào ” Show title on top of the table of contents”. Ngược lại, bạn bỏ dấu tick đi.
- Mặc định Plugins này sẽ lấy “Mục lục” làm tiêu đề cho mục lục trong bài viết của bạn. Nếu bạn muốn thay đổi, hãy hóa từ “Mục Lục” đi và điền vào một nội dung khác.
- “Allow the user to toggle the visibility of the table of contents” khi bạn chọn mục này sẽ cho phép người đọc có thể ẩn hoặc hiện mục lục của bạn. “Show text” là từ hiển thị để hiện, “Hide text” là từ hiển thị để ẩn.
- “Hide the table of contents initially” nếu bạn tick vào mục này mục lục sẽ ẩn khi bạn vào bài viết đó, chỉ hiện ra khi người xem click vào. Nếu bỏ trống thì mặc định mục lục sẽ hiện ra.
3.5 Show hierarchy – Hiển thị phân cấp
Nếu chọn mục này thì mục lục bạn sẽ được hiển thị nhiều phân cấp nhỏ hơn. bạn nên tick vào tùy chọn này bởi nó sẽ giúp việc phân mục bài viết được rõ ràng hơn, đồng thời khi nhìn vào mục lục người xem dễ dàng tóm tắt được toàn bộ những ý chính của bài viết.
Ví dụ về phân cấp trong mục lục:
Ở mục lục bên dưới, ta thấy “Google Optimize là gì?” “Hướng dẫn A/B testing bằng Google Optimize”, ” Cách xem kết quả, “Kết luận” là cấp lớn. Các mục 1, 2, 3, 4, 5, 6 hay 3.1, 3.2 là những cấp nhỏ hơn bên trong. Nếu bạn không tick vào “Show hierarchy” thì mục lục này chỉ có 4 cấp lớn như trên.
3.6 Number list items – Đánh số thứ tự cho mục lục
Nếu trong bài viết của bạn không đánh số cho từng Heading thì bạn nên tick vào mục này để nó tự động đánh số vào mục lục cho bạn. Trong trường hợp bạn đã thêm số cho Heading khi tạo bài viết thì không nên tick vào mục này vì nó sẽ trở nên dư thừa.
Chẳng hạn, nếu không tick vào nút này thì mục lục sẽ hiển thị là:
3.7 Enable smooth scroll effect – Kích hoạt hiệu ứng cuộn mượt mà
Sẽ có hai cách để dẫn đến nội dung bạn cần xem khi click vào mục lục, tương đương với việc chọn hay không chọn mục này:
- Nếu bạn chọn mục này: bài viết sẽ cuộn từ từ đến vị trí mà bạn chọn xem trên mục lục.
- Nếu bạn bỏ chọn mục này: bài viết sẽ dẫn nhảy ngay đến vị trí bạn muốn xem một cách bất ngờ.
Bạn nên chọn mục này bởi nó sẽ tránh được việc thẻ heading của bài viết bị che khuất bởi menu hay nội dung nào đó được gắn ở đầu website. Để bạn thấy rõ hơn hãy xem kết quả:
3.8 Appearance – Tùy chọn giao diện của mục lục
- Width: chiều rộng của mục lục khi xuất hiện.
- Wrapping: bạn có thể chọn căn trái hoặc căn phải cho mục lục trên website.
- Font size: kích thước chữ của mục lục.
- Pressentation: giao diện trình bày của mục lục.
3.9 Advanced – Các tính năng nâng cao
Để giúp mục lục của mình được đẹp mắt hơn bạn có thể áp dụng thêm những tùy chọn nâng cao như:
Lowercase: đặt văn anchor – text là chữ thường.
Hyphenate: sử dụng dấu “-” thay cho dấu “_” trong anchor – text.
Include homepage: hiển thị mục lục trên trang chủ cho các phẩn đủ điều kiện.
Exclude CSS file: không cho tải định dạng file CSS của plugin này. Khi bạn tick vào mục này sẽ không tùy chỉnh được các mục ở phần Appearance.
Preserve theme bullets: nếu bạn lựa chọn chủ đề (theme) có định dạng không đánh số thứ tự, hãy tick vào mục này nếu bạn muốn đánh số.
Heading levels: tùy chọn các cấp hiển thị mà bạn muốn, chỉ nên chọn từ 2 – 3 cấp hiển thị cho một mục lục để tránh bị rối.
Exclude headings: loại trừ các tiêu đề hiển thị trong mục lục bằng ký hiệu “|” hoặc “*”.
- Fruit*: bỏ qua tiêu đề bắt đầu bằng Fruit.
- *Fruit Diet*: bỏ qua tiêu đề có chứa cụm từ “Fruit Diet”.
- App Tree|Oranges|Yellow Bananas: loại trừ các tiêu để chính xác là “App Tree”, “Oranges”, hoặc “Yellow Bananas”.
Restrict path: điền trang hoặc danh mục bạn không muốn tạo mục lục.
Sau khi tùy chỉnh các lựa chọn phù hợp với website bạn hãy nhấp nút ” Update Options” để lưu kết quả bài viết.
5 Th6 2022
4 Th6 2022
18 Th7 2022
20 Th5 2022
20 Th7 2022
6 Th6 2022