Lập trình là gì? Thế nào là một lập trình viên? Có những ngôn ngữ lập trình nào? Xu hướng, cơ hội việc làm, và những yếu tố, cũng như cần học những gì để trở thành một lập trình viên? Bài viết này sẽ cùng các bạn tìm hiểu về những vấn đề như vậy
1. Lập trình là gì?
Lập trình là gì? Nếu bạn là một người mới thực sự khó để giải thích về khái niệm này.
1.1 Khái niệm lập trình là gì?
Lập trình là một công việc trong đó người lập trình viên sử dụng các ngôn ngữ lập trình; các đoạn mã lệnh (code), và các tiện ích có sẵn. Qua đó họ xây dựng nên các chương trình, phần mềm, trò chơi, ứng dụng, hệ thống xử lý, các trang web… Giúp người dùng có thể thực hiện các mệnh lệnh với máy tính, hoặc tương tác qua lại với nhau thông qua các thiết bị điện tử.
Những người làm nghề lập trình được gọi là các lập trình viên. Đồng thời lập trình là một phần trong ngành công nghệ thông tin, chứ không phải là công nghệ thông tin. Những ngành khác như thương mại điện tử… là các ngành ứng dụng thành tựu của công nghệ thông tin.
Có rất nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau. Mỗi một ngôn ngữ lập trình có những ứng dụng riêng. Mỗi một lập trình viên thường chỉ làm việc với một hoặc một số ngôn ngữ lập trình nhất định. Lập trình viên đôi khi không chỉ biết viết những đoạn mã code, họ còn biết thiết kế; xây dựng, bảo chỉ, sửa lỗi, nâng cập các hệ thống.
1.2 Một số ứng dụng của lập trình
Sản phẩm của nghề lập trình có ứng dụng vô cùng rộng rãi. Hầu hết các thiết bị vô chi vô giác có thể hoạt động được đều cần đến đóng góp của nghề lập trình. Tiêu biểu một số ví dụ sau:
Hệ thống website: Tiêu biểu cho sản phẩm của lập trình đó là các hệ thống website. Từ những trang web bình thường; tới các trang báo(dantri, vnexpress..). các trang thương mại điện (tiki, amazon, alibaba…); cho tới các trang mạng xã hội (facebook, youtobe..); đều là các sản phẩm của lập trình web. Đó mới chỉ là bề nổi của tảng băng. Để các hệ thống web này hoạt động trơn chu và tạo ra dữ liệu chính xác; chúng cần có nền tảng xử lý cực tốt phía sau. Thông thường người dùng không thể tương tác với các hệ thống xử lý này.
Các ứng dụng trả lời tự động của ngành lập trình ngày càng phổ biến. Đặc biệt là trong lĩnh vực hỗ trợ con người, với các hệ thống trả lời tự động. Từ các ứng dụng gửi mail, messer, trợ lý ảo; cho đến cá các hệ thống tìm kiếm, đều là sản phẩm do các lập trình viên tạo ra.
Hỗ trợ dây truyền sản xuất tự động: Robot ngày càng thay thế con người. Những công việc có tính lặp đi lặp lại thường xuyên, hoặc những việc nguy hiểm độc hại đang được thay thế bởi máy móc. Các dây truyền sản xuất tự động, robot lắp ráp, bán hàng, dò đường, oto tự lái…. Để các thiết bị này có thể hoạt động; hay người ta còn gọi là thổi hồn và từng cỗ máy người ta sử dụng các phần mềm.
Hệ thống quản lý và hỗ trợ ra quyết định: Nói đến ứng dụng của lập trình trong đời sống thực tế phải kể đến các hệ thống quản lý. Những hệ thống được lập trình lên giúp bạn tính toán doanh số, quản lý nhân sự, tài chính…. Cho đến hành loạt mô phỏng, tính toán phức tạp giúp hỗ trợ bạn đưa ra các quyết định. Thay vì việc cần tới hệ thống sổ sách cồng kềnh, các trợ lý ảo sẽ giúp bạn thực hiện nó trong nháy mắt.
Hệ thống học tập trực tuyến: Về cơ bản đây là các hệ thống website, với nền tảng xử lý riêng biệt. Những hệ thống học tập này ngày một thông minh hơn. Chúng có thể đưa ra những bài học dựa trên thói quen và hành vi của bạn, đánh giá; khen thưởng động viên và kết nối bạn với những người khác một cách tự động
Các trò chơi điện tử: Nói đến ngành lập trình mà không nhắc đến các trò chơi điện tử là một thiếu xót. Lập trình game là một mảnh đất màu mỡ mà nhiều lập trình viên muốn hướng tới. Không chỉ tạo ra các tựa game đầy tính kích thích. Những nhà lập trình họ còn tạo ra các game thủ là các phần mềm tự động. Các phần mềm chơi cờ vua, cờ vây đang làm khuynh đảo cả giới game thủ, đánh bại các kiện tướng.
2. Nghề lập trình
Nghề lập trình là gì? Đây là cụm từ bao quát khi tôi muốn chia sẻ về các yếu tố khác nhau của nghề đặc biệt này. Có những chuyên ngành nào tạo nên ngành lập trình? Có những ngôn ngữ lập trình nào? Hay những yêu cầu cơ bản nào giúp bạn trở thành lập trình viên?
2.1 Những chuyên ngành trong ngành lập trình là gì?
Bất kì ngành nghề nào cũng vậy, chúng đều có rất nhiều hướng đi. Mỗi một lựa chọn sẽ giúp bạn đi đến chân trời mới của chi thức. Và ngành lập trình cũng vậy, lập trình có những chuyên ngành nào?
Lập trình trên thiết bị di động: Đây mà một chuyên ngành rất hot ở thời điểm hiện tại. Khoảng 3 tỷ người dụng thiết bị di động. Hàng chục triệu ứng dụng giải trí, hỗ trợ trên smartphone. Lập trình trên thiết bị di động là 1 nhánh của lập trình. Hiện nay có 2 nền tảng trên thiết bị di động phổ biết là Ios và androi. Gọi là nền tảng, vì nó là phần nền giúp các phần mềm, ứng dụng, và chương trình khác chạy trên nó. Vì vậy người ta cũng tập trung phát triển theo hướng chuyên lập trình androi hay chuyên ios…
Lập trình web cũng là một nhánh lớn của lập trình nói chung. Lập trình web sử dụng đa dạng các loại ngôn ngữ (asp, php..). Từ việc bạn phải tự xây dựng nên các website từ đầu đến cuối; các nền tảng mã nguồn mở cũng cho phép bạn tạo ra các website một cách dễ dàng (wordpress) Các website có độ đơn giản hay phức tạp phụ thuộc vào nhu cầu thực tế và mức chi phí bỏ ra. Những website đơn giản như web tin tức, những hệ thống lớn như web thương mại điện tử, sàn giao dịch, trang tìm kiếm….
Chuyên ngành hệ thống thông tin: Đây là lĩnh vực xây dựng các hệ thống quản lý nói chung. Quy mô ứng dụng cả các hệ thống này nhỏ hơn các hệ thống web. Thông thường các hệ thống thông tin có quy mô cấp doanh nghiệp, phục vụ các mục đích riêng rẽ. Các hệ thống quản lý có thể kể đến như: Hệ thống kế toán, quản lý nhân sự, bệnh viện, khoa bãi, vận chuyển….
Kiểm thử phần mềm (tester) là công việc của những người chịu trách nhiệm tìm kiếm lỗi. Mỗi một hệ thống phần mềm được xây dựng sẽ có rất nhiều yếu tố quyết định đến tính ổn định và ứng dụng của nó. Người làm kiểm thử phần mềm là người thực hiện các bài test để đánh giá hiệu quả. Cũng như tìm kiếm các lỗi của hệ thống trước khi đưa vào thực tế sử dụng.
Chuyên gia dữ liệu: Trong ngành lập trình đây là một chuyên ngành tương đối mới. Những chuyên gia sử lý dữ liệu (big data) làm công việc xử lý những tập dữ liệu rất lớn. Thông thường chúng có mức độ phức tạp rất cao, mà các hệ thống thông thường không thể xử lý được. Ứng dụng của xử lý siêu dữ liệu là vô cùng to lớn. Từ việc phân tích hành vi người dùng, cho đến tạo dữ liệu cho các hệ thống chuyên gia và máy học..
Machine Learning hay còn gọi là học máy, một phần của ngành trí tuệ nhân tạo. Cũng giống như big data, đây là một ngành rất mới. Hiểu một cách nôm na là bạn sẽ training cho máy tính hiểu một vấn đề đó bằng các tập dữ liệu lớn. Sau khi máy tính “học và rút kinh nghiệm” chúng sẽ có “phản ứng” chính xác dựa trên dữ liệu đầu vào. Trước đây, khi bạn đặt câu hỏi, thì máy tính sẽ đưa ra các câu trả lời có sẵn (dữ liệu cấu trúc). Nhưng máy học thì khác, nó sẽ học và thay đổi từng ngày.
Lập trình IOT hay còn gọi là lập trình nhúng. Đây là hình thức lập trình trực tiếp trên các thiết bị, các bảng mạch điện tử. Họ sẽ lập trình và nạp dữ liệu trực tiếp, người dùng bình thường sẽ rất khó hoặc không thể thay đổi dữ liệu nạp vào. Một số điển hình cho lập trình nhúng như smart home, các bản mạch led, trò chơi trẻ em….
2.2. Những Ngôn ngữ lập trình phổ biến
Hiện nay có rất nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau. Một số ngôn ngữ lập trình được xem là bắt buộc trong các chương trình đào tạo hệ đại học. Tất nhiên mỗi ngôn ngữ lập trình sẽ có một ứng dụng, điểm mạnh điểm yếu khác nhau. Chúng ta sẽ cùng điểm qua một số ngôn ngữ lập trình nhé.
Ngôn ngữ Lập trình Java là một ngôn ngữ vô cùng nổi tiếng. Điểm nổi bật của ngôn ngữ là là tương thích với tất cả các nền tảng. Java là ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng. Một cách cơ bản Java sẽ biên dịch mã nguồn thành bytecode chứ không biên dịch mã nguồn thành mã máy tính.
Các hệ thống lớn trên thế giới đa số sử dụng ngôn ngữ lập trình JaVa. Một số trang web lớn như: amazon, linkedin, ebay… Java có khả năng tương thích với mọi phần cứng, đặc biệt có vai trò lớn đối với các ứng dụng trên nền tảng androi
Ngôn ngữ Lập trình Python là ngôn ngữ lập trình bậc cao, nhưng bậc cao không đồng nghĩa với việc khó học. Ngược lại Python là ngôn ngữ rất dễ hiểu, dễ đọc, dễ thực hiện, nó có khả năng hỗ trợ lâp trình cực tốt với các thư viện, hàm phong phú.
Ngôn ngữ lập trình Python được thiết kế để phát triển và xây dựng các hệ thống website. Nó là ngôn ngữ lập trình mã nguồn mở chính vì vậy lập trình viên có thể dễ dàng tuỳ biến theo yêu cầu cụ thể. Nói như vậy không phải Python chỉ sử dụng cho webstie, nó giúp hỗ trợ lập trình những thứ đơn giản đến phức tạp. Đặc biệt là các thuật toán về tìm kiếm (nasa, google sử dụng ngôn ngữ này)
Ngôn ngữ Lập trình C# là một ngôn ngữ tương đối khó đối với người học. Là ngôn ngữ được phát triển bởi tập đoàn Microsoft. Ngôn ngữ lập trình này có nét tương đối giống với lập trình C, và được phát triển trên nền của .net. Ứng dụng của ngôn ngữ này là rất rộng. Thông thường nó hỗ trợ tốt cho game, lập trình nhúng, các hệ thống xử lý chuyên sâu.
Ngôn ngữ lập trình JavaScript cùng với Html và css tạo thành bộ 3 không thể thiếu cho hầu hết các webstie. JavaScript giúp xử lý thông tin đầu vào cũng như xác thực các thông tin và thao tác người dùng. JavaScript Giúp tạo ra những giao diện người dùng tuyệt vời, thích ứng với các thiết bị di động
Ngôn ngữ lập trình PHP là một ngôn ngữ lập trình nổi tiếng nhất ở thời điểm hiện tại. PHP là viết tắt của cụm từ “Hypertext Preprocessor”. Đây là ngôn ngữ lập trình đặc biệt, hay còn gọi là ngôn ngữ lập trình kịch bản. Ngôn ngữ này chạy ở phía server từ đó sinh ra mã html trên client. Hiện tại PHP là ngôn ngữ mạnh mẽ được rất nhiều trang web lớn sử dụng để phát triển. Tất nhiên nó không đi một mình, thông thường họ sẽ sử dụng với CMS… Một số hệ thống phải kể đến như facebook, wikipedia, và đặc biệt và nổi tiếng wordpress
Ngoài những ngôn ngữ lập trình kể trên chúng ta còn một số ngôn ngữ lập trình khác như: Ngôn ngữ lập trình Ruby; Ngôn ngữ lập trình C++ là gì; Ngôn ngữ lập trình C; Ngôn ngữ lập trình SWIFT.
2.3 Những yếu tố giúp bạn trở thành lập trình viên là gì?
Mỗi một ngành nghề lại có những yêu cầu khác nhau. Đối với nghề lập trình yếu tố quan trọng nhất là sự kiên trì, chịu khó tìm tòi. Ngoài ra để có thể thành công trong lĩnh vực này bạn cần có sự an hiểu trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Đồng thời tư duy logic, tỉ mỉ, làm việc nhóm, ham học hỏi là những yêu cầu tối cần thiết. Chung ta sẽ cùng nhau điểm quan một số yêu cầu cơ bản của nghề lập trình là gì nhé.
Tư duy logic: Đối với lập trình tư duy logic là tối quan trọng. Thông thường những người giỏi toán sẽ giỏi tin, và toán tin cũng được gộp chung vào một số chương trình đào tạo. Khi bạn nhận được một yêu cầu bạn cần đưa ra hàng loạt các mô phỏng, phân tích kết nối.
Không giống những ngành nghề khác, nếu bạn không có tư duy hệ thống và logic bạn sẽ rất khó làm việc. Chỉ một sai sót nhỏ 1 dấu chấm, dấu phẩy khiến cho bạn phải tốn rất nhiều thời gian debug.
Làm việc nhóm: Một dự án trong ngành lập trình thường lớn đến rất lớn. Chính vì vậy một người không thể nào tự phụ trách từng phân trong toàn dự án. Nếu bạn không có kỹ năng làm việc nhóm, chia sẻ kiến thức, hỗ trợ support đồng đội bạn không thể nào hoàn thành công việc. Đồng thời bạn cũng phải là người có khả năng thuyết phục giúp bảo vệ ý kiến quan điểm của mình.
Khả năng làm việc độc lập: Lập trình ngoài việc yêu cầu khả năng làm việc nhóm; kỹ năng làm việc độc lập cũng vô cùng quan trọng. Những modun nhỏ đôi khi chỉ có mình bạn phụ trách. Chính vì vậy bạn phải tự giác, tự tìm tòi và giải quyết bài toán một mình. Bạn phải tự cân đối thời gian, sắp xếp công việc để hoàn thành dự án.
Kỹ năng thiết kế: Kỹ năng thiết kế ở đây chia làm 2 loại là: thiết kế đồ hoạ, và thiết kế hệ thống. Thiết kế hình ảnh đặc biệt là các dự án web, có những phần việc nhỏ bạn không thể nhờ các bạn design hỗ trợ. Việc này dẫn đến việc bạn cần hiểu và biết 1 chút về thiết kế.
Thiết kế hệ thống là yêu cầu tối quan trọng. Trong một dự án, việc bạn phân tích và thiết kế hệ thống là điều không tránh khỏi. Từ việc phân tích dữ liệu, kết nối các yêu cầu, xây dựng giao diện, hoặc các bộ tài liệu hướng dẫn. Nếu bạn không làm được điều này bạn không thể tự nhận các dự án cho riêng mình. Cũng như không thể đàm phán cùng khách hàng của mình.
Tự học hỏi: Ngành công nghệ là một trong những ngành có tốc độ cập nhật nhanh nhất. Những thay đổi có thể tính bàng giờ, khối lượng kiến thức trong ngành là vô cùng lớn. Người lập trình viên buộc phải liên tục học hỏi, nghiên cứu. Nếu bạn không liên tục cập nhật bạn sẽ bị bỏ lại trong ngành này.
3. Kết luận
Như vậy tôi vừa cùng các bạn tìm hiểu về ngành lập trình là gì? Những vấn đề xoay quan ngành và người lập trình viên. Với những yêu cầu và phân tích như vậy chúng tôi mong rằng sẽ giúp các bạn có cách nhìn tổng quan hơn về ngành lập trình. Qua đó giúp các bạn có lựa chọn nghề nghiệp tốt hơn.
24 Th3 2021
30 Th3 2021
19 Th3 2021
15 Th12 2020
15 Th3 2021
19 Th3 2021