Tại sao phải phát triển JavaBean

JavaBean là mô hình thành phần phần mềm. Nó tương tác với các đối tượng phần mềm khác và quyết định cách tạo lập, cách sử dụng lại các thành phần phần mềm đã được tạo dựng sẵn. Những thành phần này được xem như là các hạt nhân (Bean). Hạt nhân hỗ trợ đề phát triển chương ưình mới trên cơ sờ sử dụng lại những hạt nhân đã có sẵn và thiết lập mối quan hệ giữa chúng.

Những người đã quen với lâp trình trên nền Window, đặc biệt là lập trình visual Basic, Visual C++ hoặc Delphi, v.v. , thì đều biết tại sao việc sử dụng lại các thành phần lại quan ữọng. Một nguyên nhân làm cho visual Basic trở nên phổ biến là nó hỗ trợ để tạo lập, sử dụng lại các thành phần phần mềm rất dễ dáng và tiện lợi. Người lập trình chì cần lựa chọn những thành phần thích hợp trong bộ công cụ điều khiển (Control) là những mẫu phần mềm được xây dựng sẵn, đặt chúng vào cửa sổ chương trình ứng dụng, khai báo, bổ sung và đặt lại các thuộc tính cho các thành phần, viết thêm một số đoạn mã lệnh để xứ lý các sự kiện, kết nối các thành phần với nhau, v.v. Tuy nhiên, dễ nhận thẩy những ngàn ngữ lập trinh trực quan nhu kiếu visual Basic không phải là công cụ tốt cho mọi bài toán. Mặt khác, công nghệ Java lại ngày càng tỏ rõ được phạm vi ứng dụng rộng rài hon. Và một điều may mắn là công nghệ JavaBean được hình thành trên cơ sở phát triển những ưu điểm của Visual Basic để hỗ trợ phát triển phần mềm và rất dễ sử dụng.

  • Các hạt nhân Bean cùng với các chức năng điều khiển như Visual Basic Control luôn sẵn sàng.
  • Bộ công cụ xây dựng công nghệ Java có các chức năng sử dụng tương tự như ở môi trường Visual Basic.
  • Các thành phần được phát triển theo yêu cầu của môi trường lập trình phân tán.
  • Java là ngôn ngữ lập trình độc lập với nền, vi vậy cần phải có công nghệ mới cho phù hợp. JavaBean là dễ chuyển đổi, có tính tương thích cao, nó có thể sử dụng với các thư viện với nền xác định và hỗ trợ Java Applet.